Triệu chứng đau mỏi vai gáy cổ và cách điều trị bệnh
Benhtuoigia.com - Bệnh đau mỏi vai gáy cổ là một triệu chứng thường gặp, xảy ra ở mọi đối tượng. Để điều trị đau vai gáy cần kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt, thư thái thần kinh để mới có thể chống lại căn bệnh này.
Nội dung tóm tắt
Vai và gáy của bạn có các cơ bắp, xương, dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch, cũng như nhiều dây chằng và các cấu trúc hỗ trợ khác. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau ở vùng vai gáy. Và hậu quả của đau vai gáy cũng không hề nhỏ đối với sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bạn bị đau vai gáy.
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau vai gáy là tổn thương mô mềm, bao gồm cả các cơ bắp, gân, dây chằng hoặc dây thần kinh đi qua vùng vai gáy bị chèn ép. Nó có thể bắt nguồn từ những chấn thương nhưng đa phần nó là hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ hoặc vai.
Ngoài ra, một số bất thường liên quan đến cột sống, tim, phổi, và các cơ quan vùng bụng cũng có thể gây ra đau vai gáy. Dưới đây là một số ví dụ:
- Gãy xương đòn: Bị ngã khi cánh tay đang dang ra bạn có thể bị gãy xương đòn.Điều này đặc biệt phổ biến trong trường hợp bạn bị ngã khi đang đi xe đạp, xe máy.
- Viêm bao hoạt dịch: Túi hoạt dịch ở khớp để cung cấp dịch đệm cho các khớp và cơ bắp.Những túi này có thể trở nên sưng, cứng và đau sau chấn thương.
- Nhồi máu cơ tim: Mặc dù xuất phát từ tim, nhồi máu cơ tim có thể gây ra đau vai gáy.
- Gãy xương bả vai: Chấn thương xương bả vai thường xảy ra sau khi bị chấn thương rất mạnh.
- Tổn thương cơ xoay vai (chóp xoay): Chóp xoay là một nhóm các cơ, dây chằng hỗ trợ vai.Các dây chằng có thể bị thương trong quá trình nâng nhấc, mang vác vật nặng, khi chơi thể thao… Điều này dẫn đến đau khi chuyển động và cuối cùng là mất khả năngvận động của vai (vai đông cứng).
- Giãn hoặc rách dây chằng: Xương đòn và xương bả vai được kết nối bởi các dây chằng.Với chấn thương vai, các dây chằng có thể bị kéo giãn hoặc bị rách.
- Viêm gân: Gân nối bắp thịt vào xương.Các gânnày có thể bị viêm, sưng lên và gây đau.
- Bệnh túi mật: Có thể gây ra một cơn đau ở vai phải.
- Bất kỳ nguyên nhân gây viêm phần dưới cơ hoành nào cũng có thể gây ra đau ở vai.
Các triệu chứng của đau vai gáy
- Đau: Cảm giác đau rất rõ và có thể được mô tả là đau như thiêu đốt hay như bị đâm.Đau dẫn đến cứng cổ hoặc vai và hạn chế vận động hoặc gây nhức đầu. Mô tả được chính xác mỗi triệu chứng rất quan trọng để bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn.
- Khó vận động: Sự hạn chế cử động là do đau hoặc xương bị sai vị trí.Tuy nhiên, cũng có thể do các dây thần kinh hỗ trợ chuyển động cơ bắp bị chèn ép. Điều quan trọng là phải phân biệt đúng nguyên nhân gây ra do tổn thương thần kinh dẫn đến đau, viêm.
- Tê: Nếu các dây thần kinh bị chèn ép, bị tổn thương nhẹ hoặc bị đứt, bạn có thể không còn khả năng cảm nhận như bình thường.Dẫn tới cảm giác tê bì hoặc như kim châm, kiến cắn,hay thậm chí là mất hết cảm giác.
- Giảm nhiệt độ: Một cánh tay hoặc bàn tay trở nên lạnh hơn cho thấy rằng các động mạch, tĩnh mạch, hoặc cả hai đã bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn dẫn tới không đủ máu đi đến cánh tay của bạn (máu có chức năng điều nhiệt cho cơ thể).
- Thay đổi màu sắc: Những nốt hoặc mảng màu xanh hoặc trắng ở da cánh tay hoặc vai của bạn là một dấu hiệu cho thấy động mạch hoặc tĩnh mạch có thể đã bị tổn thương.Nếu có mẩn đỏ có thể là do viêm nhiễm. Vết bầm tím cũng có thể được thấy rõ.
- Sưng: Có thể sưng toàn bộ cánh tay hoặc tập trung ở khu vực bị tổn thương hay viêm.Trật khớp hoặc biến dạng xương có thể gây ra sưng tấy hoặc ngược lại là một vết lõm.
- Biến dạng: Một biến dạng có thể xảy ra nếu bạn bị gãy xương hoặc trật khớp, giãn hoặc đứt dây chằng.
Đau vai gáy khi nào cần được điều trị
Nếu bạn đau vai gáy nặng hơn hoặc các triệu chứng bắt đầu xấu đi, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức hoặc đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.
- Đối với những trường hợp nhẹ hơn, các biện pháp chăm sóc, sơ cứu tại nhà (được giới thiệu dưới đây) là đủ.
- Trong nhiều trường hợp, với vết thương đơn giản, chẳng hạn như căng cơ hay vết bầm tím bạn có thể tự chữa mà không cần đến bác sĩ.
- Đối với trường hợp đau dai dẳng ở vai hoặc gáy, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu bạn bị đau, tê cứng, lạnh, biến dạng, hoặc thay đổi màu sắc hay tình trạng xấu đi nghiêm trọng, bạn nên đến khoa cấp cứu ở bệnh viện ngay lập tức.
- Nếu bạn đột nhiên sốt cao(nhiệt độ > 390C), nhức đầu dữ dội, đau ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, nôn, hoặc đột ngột tê hay mất vận động, đặc biệt là ở một bên của cơ thể, hãy gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu để được đưa đến bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương.
Làm thế nào để chẩn đoán đau vai gáy
Khai thác bệnh sử kỹ càng và khám thực thể thường là đủ để chẩn đoán cho hầu hết các chấn thương. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm một loạt các xét nghiệm. Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương, vị trí của cơn đau hoặc các triệu chứng khác của bạn. Các xét nghiệm này khá nhiều,thường bao gồm chụp X-quang, điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp (CT scan).
- Chụp X-quang: Được chỉ định nếu bạn có cảm giác đau khi chạm dọc theo vùng xương cột sống hay vai, có tiền sử chấn thương khá nặng, có biến dạng hoặc bác sĩ nghi ngờ có bệnh liên quan đến tim, phổi.
- ECG: Điện tâm đồ là xét nghiệm cần thiết nếu bạn cũng bị đau ngực, khó thởvà có các yếu tố nguy cơ bị một cơn đau tim (chẳng hạn như tăng huyết áp,tiểu đường, tăng cholesterol máu hoặc sử dụng thuốc lá).
- Xét nghiệm máu: Được thực hiện nếu bạn bị đau ngực, khó thở và các yếu tố nguy cơ cho một cơn đau tim (chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao, hoặc sử dụng thuốc lá) hoặc nếu bác sĩ nghi ngờ một căn bệnh tiềm ẩn là nguyên nhân gây đau.
- Chụp CT scan: Chụp cắt lớp được chỉ định khi hình ảnh X-quang khó đọc, khinghi ngờ có gãy xương và nhữngquan sát chi tiết hơn là cần thiết, hoặc khi các cấu trúc giải phẫu khác bị nghi ngờ là nguồn gốc của cơn đau (có thể là động mạch chủ từ tim hoặc phổi).
- MRI: Chụp cộng hưởng từ thường không được chỉ định ngay từ đầu nhưng có thể hữu ích trong việc đánh giá những trường hợp đau tiến triển và liên tục không đáp ứng với các biện pháp điều trị cơ bản.
Chăm sóc khi bị đau vai gáy ở nhà như thế nào
Với những trường hợp chấn thương nhẹ bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Nếu nguyên nhân của cơn đau chưa được xác định hoặc các triệu chứng gợi ý bạn có thể gặp tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn khi bắt đầu các biện pháp chăm sóc cơ bản.
- Nghỉ ngơi: Hạn chế tối đa việc cử động vùng bị thươngtrong 2- 3 ngày đầu tiên, sau đó bắt đầu vận động lại từ từ.Điều này giúp tăng tốc độ hồi phục.
- Dùng đá lạnh: Đặt đá trong một túi nhựa, bọc túi bằng khănvà sau đó chườm lên khu vực bị thương khoảng 15-20 phút mỗi giờ.Trực tiếp chườm đá lên vết thương có thể gây hại cho da bạn.
- Độ cao: Nâng cao vùngbị thương lên cao hơn tim sẽ giúp giảm sưng tấy và làm giảm cơn đau của bạn. Hãy dùng gối để nângvùng bị thương lên.
- Kiểm soát cơn đau: Acetaminophen(Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin) có thể giúp kiểm soát đau và sưng.
- Nhiệt: Không chườm nóng trong tuần đầu tiên sau khi bị chấn thương bởi vì có thể làm tăng sưng và cơn đau của bạntrầm trọng thêm.
Phương pháp điều trị bệnh đau vai gáy
Một kế hoạch điều trị sẽ được vạch ra sau khi khai thác toàn bộ tiền sử và kết quả thăm khám, xét nghiệm. Với từng trường hợp cụ thể, biện pháp điều trị đưa ra là khác nhau. Rõ ràng, một chấn thương đơn giản sẽ được điều trị khác với một cơn đau tim.
Nếu bạn chỉ bị bong gân nhẹ hoặc đau, căng cơ.Bạn có thể được điều trị bằng các biện pháp sau đây:
- Thuốc giảm đau: Cần mất vài ngày để cơn đau giảm xuống khi điều trị bằng acetaminophen (Tylenol) có hoặc không dùng kèm một thuốc chống viêm như ibuprofen (Advil hay Motrin) hoặc naproxen(Aleve). Thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng mạnh thường không cần thiết, nhưng bác sĩ của bạn có thể chỉ định trong vài ngày đầu tiên.
- Cố định: Bạn có thể được nẹp hoặc băng cố định vùng bị thương.Tốt nhất bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng các dụng cụ cố định, đặc biệt là khi ngưng sử dụng và bắt đầu vận động lại khu vực bị thương.
- Khuyến cáo chung: Tốt nhất là nên hạn chế vận độngtối đa và kê cao vùng bị thương.Vì việc cử động có thể làm chấn thương nặng hơn hoặc khiến các triệu chứng kéo dài hơn.
- Nằm viện: Nếu bạn bị thương tích nghiêm trọng, bạn có thể cần phải được đưa vào bệnh viện để làm thêm xét nghiệm hoặc phẫu thuật chỉnh hình (xương và khớp).
Cách phòng ngừa bệnh đau vai gáy
- Để ngăn ngừa thương tích có thể xảy ra, hãy kiểm tra nhà của bạn xem có những nguy cơ tiềm ẩn nào không và sửa chữa chúng để làm giảm khả năng chấn thương do tai nạn.
- Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đau vai gáy ở người cao tuổi.
- Việc tập thể dục cho vùng vai và gáy có thể làm giảm nguy cơ chấn thương.
- Khi thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, bạn cần có một người nào đó hỗ trợ để làm giảm khả năng bị thương.Ví dụ, khi leo lên một cái thangcần có một người giữ đề phòng chân thang bị trượt khiến bạn ngã.
- Lượng sức mình, không thực hiện các động tác mà bạn không được đào tạo, không có kỹ năng, công cụ hoặc đủ sức mạnh để thực hiện.
- Đeo dây an toàn và sử dụng thiết bị phòng hộ khác để giảm nguy cơ chấn thương.
THÔNG TIN CHO BẠN
Với sự kết hợp của bộ ba song đằng nhũ được bài chế theo bài thuốc “Xúc tý thang”cùng các thảo dược tự nhiên như: khương hoạt, độc hoạt, ngưu tất, thanh phong đằng, hải phong đằng, đương quy, xuyên khung,… Nhờ đó, Xương khớp nguyên sinh có khả năng:
- Giúp giảm đau xương khớp, giảm đau lưng, giảm đau vai,giảm đau gáy, giảm đau chân, giúp giảm đau tay.
- Giúp giảm hiện tượng cứng khớp buổi sáng, đi lại khó khăn.
- Giúp giảm tê nhức chân tay, tê buồn chân tay, chân tay co mỏi, buồn bực chân tay.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, viêm khớp.
- Giúp giảm tốc độ máu lắng ở người bị viêm khớp dạng thấp.
Được kế thừa từ các bài thuốc chữa khớp của y học cổ truyền và bào chế dây chuyền hiện đại, viên uống Xương Khớp Nguyên Sinh thích hợp dùng cho người bị đau nhức lưng, mỏi gối, đau mỏi vai gáy, cứng khớp buổi sáng; người bị tê nhức, tê buồn chân tay; co mỏi, buồn bực do chèn ép dây thần kinh; đau thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên.
Những nghiên cứu, kiểm nghiệm y khoa cho thấy Xương khớp nguyên sinh hoàn toàn không gây nên tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới gan, dạ dày hay bất kì chức năng nào của cơ thể. Khả năng giảm đau nhức, phục hồi sụn khớp, dịch khớp của sản phẩm sẽ được chứng minh sau ba tháng sử dụng.
Điện thoại tư vấn sản phẩm: 0914. 885. 665; 04. 3555. 3444
GPQC: 557/2014/XNQC- ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tìm kiếm bởi người dùng:- đau vai gáy
- đau vùng vai gáy do dây thần kinh ngoại biên cổ mặt đầu
- trieu trung dau sau vai va cac co bap
- triệu chứng đâu vai gáy
- triệu chứng đau từ mang tai xuống bả vai và cách điều trị
- triệu chứng đau ngực và sau gáy cổ
- triệu chứng đau mõi một bên vai
- triêu chưng đau cô
- triệu chứng mỏi vai cổ
- trieu chung dau moi vai gai